Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá phức tạp. Chuyển giá đã gây ra những ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế nước ta trong việc tiếp cận các nhà đầu từ trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa. Để hiểu hơn về chuyển giá và thực trạng ở nước ta. Cùng chúng tôi nhìn nhận thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay ở bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Chuyển giá là gì?
Chuyển giá là thuật ngữ chỉ định các hành vi để thay đổi giá trị trao đổi dịch vụ, hàng hóa và tài sản của một bộ phận các doanh nghiệp, tập đoàn có mối liên kết với nhau không theo giá thị trường, nhằm hướng đến mục định chính là tối thiểu hóa số thuế đã nộp.
Nguyên nhân dẫn đến chuyển giá
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuyển giá trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới đây là nội dung cụ thể:
- Thứ nhất, công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có thực hiện hành vi chuyển giá nhằm mục đích chính là giảm hoặc tránh được các mức thuế bắt buộc với lợi nhuận cao nhất có thể, thuận lợi trong quan hệ góp vốn và quan hệ kinh doanh,…
- Thứ hai, chủ thể doanh nghiệp mong muốn có mức giá phù hợp trong hoạt động mua, bán, trao đổi dịch vụ, hàng hóa và được thể hiện trong các văn kiện, hợp động của doanh nghiệp được pháp luật quốc tế bảo hộ. Điều này sẽ tạo sự khác biệt trong môi trường kinh doanh trong chính sách, pháp luật, thể chế của các quốc gia, tạo điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược chuyển giá của doanh nghiệp.
- Thứ ba, chỉ vì muốn nghĩa vụ nộp thuế của các bên chuyển giá chuyển từ nơi điều tiết cao sang nơi điều tiết thấp và ngược lại,mà các doanh nghiệp thực hiện các hành vi chuyển giá để xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhau đối với lợi ích các các công ty liên kết, điều hành trong phạm vi rộng lớn và có được nhiều lợi ích kinh tế.
- Thứ tư, cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động chuyển giá chưa thực sự nghiêm ngặt, chặt chẽ. Cụ thể các cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán chưa đủ sức và còn rất nhiều hạn chế nên không thể xử lý hết các hành vi chuyển giá trong nền kinh tế thị trường, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến hành vi chuyển giá của doanh nghiệp, công ty kinh doanh ngày càng rộng rãi.
Thực trạng chuyển giá tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Chuyển giá là chuyển dịch giá trị tài sản, hàng hóa, dịch vụ của các nhóm tập đoàn, doanh nghiệp liên kết với nhau không theo giá thị trường nhằm tối thiểu mức thuế nhất có thể. Tại Việt Nam, hành vi chuyển giá đang quan tâm nhất là các giao dịch quốc tế, do sự khác biệt của các chính sách thuế của các quốc gia.
Nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu đãi về mức thuế và tài chính cho các doanh nghiệp trong nước có liên kết với tập đoàn đa quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI). Chính sách này có hiệu quả khi tỷ trọng góp GDP của các nhóm doanh nghiệp FDI tăng lên. Tuy nhiên, việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của khối doanh nghiệp FDI chưa đạt được kỳ vọng mong muốn.
Chuyển giá của doanh nghiệp FDI được hiện qua các hiện tượng kê khai, báo lỗ lên đến 50% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong nước. Ảnh hưởng của hành vi chuyển giá mức cao như vậy, đã gây thất thu cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn chục tỷ đồng đồng trong những năm gần đây.
Năm 2012, Chính phủ quyết định cho Tổng cục thuế thành lập Tổ Quản lý giá chuyển nhượng, kết quả phát hiện rất nhiều doanh nghiệp có hành vi chuyển giá, không thực hiện theo giá thị trường. Tại các Cục Thuế địa phương các cấp cũng đều triển khai và thực hiện quyết liệt công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra chặt chẽ, để ngăn chặn trình trạng chuyển giá tràn lan của các doanh nghiệp hiện nay.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra quyết liệt của cơ quan Cục Thuế Nhà nước phát hiện, truy thu, xử phạt hơn 988 tỷ đồng/2.110 doanh nghiệp và giảm khấu trừ 136,95 tỷ đồng vào năm 2013. Ngoài ra, công tác thanh tra thuế buộc các doanh nghiệp giảm báo lỗ lên đế 4.192 tỷ đồng. Trong đó, tại nhóm các doanh nghiệp FDI chiếm 40% tổng số truy thu, bình quân 1,37 tỷ đồng/doanh nghiệp FDI.
Năm 2015, Tổng Cục Thuế lại tiếp tục thanh tra, kết quả 48 doanh nghiệp khối FDI thua lỗ cao nhất từ 2012 – 2015. Ngoài ra, quá trình kiểm tra của các cơ quan Cục Thuế địa phương đã phát hiện 4.751 doanh nghiệp có hành vi chuyển giá, kết quả đã giảm lỗ 10.050 tỷ đồng. Trong đó, Metro Cash và Carry có hành vi chuyển giá sau 12 năm hoạt động tại Việt Nam. Cơ quan Thuế đã vào cuộc và xử phạt, truy thu 507 tỷ đồng vào Ngân sách Nhà nước.
Theo báo cáo của 63 cơ quan Cục Thuế địa phương, có 720/870 doanh nghiệp FDI vi phạm. Ngoài ra, thực trạng chuyển giá liên tục diễn ra và chưa có hồi kết, cụ thể quý III/2015, ngành Thuế đã phát hiện 1.600 doanh nghiệp chuyển giá.
Nhóm ngành đầu tư có tỷ lệ chuyển giá nhiều nhất: 90% thuộc về nhóm doanh nghiệp kinh doanh tài chính và bảo hiểm, 70% là doanh nghiệp sản xuất dệt may, 51 % đối với doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô.
Tóm lại, theo báo cáo của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam, trong những năm gần đây có 40 – 50% doanh nghiệp FDI báo thua lỗ, tuy nhiên lại mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp cùng ngành trong nước lại sinh lãi. Do đó, khẳng định rằng thực trạng chuyển giá ở Việt Nam đang ở mức cao.
Biện pháp giải quyết thực trạng chuyển giá
Dưới đây các biện pháp thực trạng chuyển giá:
- Triển khai phương pháp định giá.
- Cần thắt chặt, hoàn thiện pháp lý.
- Yêu cầu cơ quan Cục Thuế xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra vững chắc, triệt để.
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên ngành Thuế.
- Cân đối lại chính sách ưu đãi, không nên cấp ưu đãi đại trà cho các doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh.
Nắm bắt được thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay, giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về thực trạng của nền kinh tế thị trường. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn. Cảm ơn bạn đã theo dõi nhé!