Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm để tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp một cách hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp 2021 ngay bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết!
Mục Lục
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trước khi nói về điều kiện phát hành trái phiếu của doanh nghiệp, bạn cần biết định nghĩa của trái phiếu doanh nghiệp là gì? Nói theo kiểu đơn giản nhất trái phiếu doanh nghiệp thực chất là một loại chứng khoán có kỳ hạn một năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, huy động các nhà đầu tư. Trong đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp 2021
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho trái phiếu không chuyển đổi hoặc không kèm theo chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền được quy định theo Nghị định 81/2020/NĐ-CP, bao gồm:
Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền
Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu là công ty CP hoặc công ty TNHH được thành lập và hoạt động tuân theo khuôn khổ của pháp luật Việt Nam.
Thời gian hoạt của trái phiếu quy định tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu, tuy nhiên các loại giấy như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép có giá trị tương đương đều phải tuân theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp được chuyển đổi hoặc tổ chức lại, thời gian hoạt động doanh nghiệp được tính như sau:
- Khi bị chia, trong trường hợp chia doanh nghiệp.
- Khi bị tách, đối với trường hợp tách doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi, trong trường hợp chuyển đổi công
- Trong trường hợp dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất, xảy ra trong trường hợp bị hợp nhất doanh nghiệp.
- Khi nhận sáp nhập, đối với trường hợp sáp nhập công ty.
Nếu như báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành thì được báo cáo đó được tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 163/2018, cụ thể như sau:
- Yêu cầu phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Cần thanh toán cả gốc + lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có).
- Cần phải đảm bảo và tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu và giao dịch trái phiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 8 Điều 6 Nghị định 163/2018.
- Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thuận theo quy định Điều 14 Nghị định 163/2018.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 163/2018 yêu ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phải tuân theo quy định, riêng doanh nghiệp phát hành. Mỗi đợt phát hành yêu cầu phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành trái phiếu, cần cách nhau tối thiểu 06 tháng giữa đợt phát hành trước và đợt phát hành sau, yêu cầu phải có cùng điều kiện, điều khoản với trái phiếu phát hành trong một đợt.
Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu không phải đáp ứng quy định tại điểm i và điểm k khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2018 (đã sửa đổi và bổ sung trong Nghị định 81/2020 Điều 1, khoản 3, điểm b)
Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
Dưới đây nội dung cho việc phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:
- Công ty cổ phần được quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
- Cần phải đáp ứng các điều kiện phát hành được quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2018 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 81/2020).
- Để phát hành trái phiếu này, đảm bảo không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Khoảng cách giữa các đợt phát hành trái phiếu tối thiểu 06 tháng.
- Cân đối tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật với trường hợp thực hiện quyền mua của chứng quyền hoặc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu
Như vậy để giải đáp những thắc mắc về vấn đề trái phiếu và những điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thì thông qua bài viết điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp 2021 phía trên chính là câu trả lời thiết thực và chi tiết nhất, hy vọng sau khi đọc được bài viết này bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức về trái phiếu doanh nghiệp, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!